Chúa Nguyễn Ánh lập trạm tiếp đón tàu buôn châu Âu ở Côn Đảo ra sao?
Ngày 14.3, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc chủ trì buổi làm việc với các địa phương (Đồng Nai, TP.HCM và Long An) về tiến độ thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu và Bến Lức - Long Thành. Cuộc họp diễn ra tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai.Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, đối với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, công tác giải phóng mặt bằng gần xong, chỉ còn khoảng 0,3 km (2,86 ha với hơn 60 hộ dân), dự kiến hoàn thành bàn giao trong tháng 5. Nguồn vật liệu xây dựng như đất đắp nền, đá dự án cần còn lại không lớn, đến nay cơ bản đã xác định nguồn cung.Còn dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua Đồng Nai (dự án thành phần 1 và 2) đang gặp khó khăn cả về mặt bằng lẫn vật liệu xây dựng.Cụ thể, công tác giải phóng mặt bằng chưa đáp ứng được yêu cầu, các khu tái định cư còn chậm, các hạ tầng kỹ thuật (đường điện, nước…) cũng chậm triển khai di dời, việc này ảnh hưởng đến tiến độ dự án.Về vật liệu xây dựng, dự án thành phần 1 còn thiếu 1,6 triệu m3 đất đắp và 0,6 triệu m3 đá; dự án thành phần 2 còn thiếu 2,9 triệu m3 đất đắp và gần 0,8 triệu m3 đá.Theo Bộ Xây dựng, dự án thành phần 1 và 2 của cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có thể hoàn thành trong năm 2025 nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Đó là, UBND tỉnh Đồng Nai hoàn thành toàn bộ công tác giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật trước ngày 30.3; hoàn thành công tác cấp phép khai thác các mỏ đất đắp nền đường đủ trữ lượng phục vụ cho dự án trước ngày 15.3; hoàn thành công tác phân khai nguồn đá cho dự án để kịp thời đáp ứng nhu cầu đá xây dựng.Còn dự án thành phần 3 (đoạn qua Bà Rịa - Vũng Tàu) lãnh đạo Bộ Xây dựng cho biết không có khó khăn, vướng mắc gì; có thể đáp ứng thông xe kỹ thuật vào ngày 30.4 và đảm bảo hoàn thành trong tháng 6 năm nay.Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc yêu cầu công tác giải phóng mặt bằng phải công tâm, minh bạch, công bằng, vô tư, đồng thời phải quan tâm tháo gỡ khó khăn, thắc mắc của người dân. Làm phải nhanh chóng, dứt khoát, khi người dân đồng ý giao đất, tài sản trên đất phải san mặt bằng ngay.Đối với việc thiếu hụt vật liệu xây dựng, Phó thủ tướng đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu có thể cho phép vừa hoàn thiện thủ tục vừa khai thác để đảm bảo tiến độ dự án. Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc cũng nhấn mạnh: "Chỉ được lấy vật liệu đó làm công trình cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, không bán ra ngoài, không thi công công trình khác".Tại cuộc họp, ông Hồ Văn Hà, Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai nói rằng về mặt bằng, tỉnh đã thành lập nhiều đoàn công tác vận động bà con giao đất, cố gắng thúc đẩy nhanh tiến độ. Nhưng về phía các nhà thầu thì chưa tăng tốc đẩy nhanh tiến độ. "Qua kiểm tra trên công trường, chúng tôi nhận thấy các nhà thầu (trừ Lizen) chưa huy động máy móc, thiết bị, nhân sự thi công như trong năng lực hồ sơ dự thầu. Chưa thực hiện đúng tinh thần 3 ca 4 kíp, vượt nắng thắng mưa theo chỉ đạo của Thủ tướng", ông Hồ Văn Hà nói.Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai cho hay hiện đơn vị chức năng đã nhắc nhở các nhà thầu, nếu thời gian tới vẫn không thay đổi sẽ xử lý theo quy định của pháp luật. Ông mong rằng trong thời gian tới các nhà thầu quyết liệt hơn nữa trong thi công, công trình trọng điểm thì cũng phải thi công trọng điểm để xứng tầm.VinFast sắp sản xuất xe cỡ nhỏ và bán tải chạy điện
Bộ LĐ-TB-XH đã ban hành Thông tư quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp có hiệu lực từ 15.2, thay thế cho thông tư số 15 năm 2017, là cơ sở để các trường nghề nâng cao chất lượng đào tạo và được công nhận.Tại quy định mới này, kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp có 8 tiêu chí mà trường nghề cần thực hiện, gồm sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý; hoạt động đào tạo; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động; chương trình đào tạo, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo; nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế; người học và hoạt động hỗ trợ người học; giám sát, đánh giá chất lượng.So với thông tư năm 2017, thông tư này đã bỏ đi tiêu chí "quản lý tài chính" và điều chỉnh tiêu chí "nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và hợp tác quốc tế" thành "nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế". Ở tiêu chí "dịch vụ người học", quy định mới thay đổi thành "người học và hoạt động hỗ trợ người học". Tương tự, tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" được điều chỉnh thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo".Các tiêu chuẩn của mỗi tiêu chí cũng có sự điều chỉnh và thay đổi. Chẳng hạn tại tiêu chí về sứ mạng, mục tiêu, tổ chức và quản lý từ 12 tiêu chuẩn giảm xuống còn 5 tiêu chuẩn, tập trung vào nội dung xây dựng, vận hành và tăng cường quản lý hệ thống bảo đảm chất lượng của các trường.Tiêu chí hoạt động đào tạo trước đây có 17 tiêu chuẩn thì nay chỉ còn 8; tiêu chí nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động và chương trình đào tạo, giáo trình từ 15 tiêu chuẩn xuống còn 7...Tại tiêu chí về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế, một tiêu chuẩn của quy định cũ yêu cầu hàng năm trường có ít nhất 1 đề tài nghiên cứu khoa học, sáng kiến cải tiến đối với trường trung cấp còn trường CĐ là ít nhất 2 đề tài, sáng kiến, thì tại thông tư mới, yêu cầu này không còn nữa.Về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo, quy định mới cũng bỏ tiêu chí về quản lý tài chính đồng thời có một số điều chỉnh. Chẳng hạn quy định mới yêu cầu chuẩn đầu ra trong khi điều này không có trong quy định năm 2017. Điều chỉnh tiêu chí "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện" thành "cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu"...Về điểm số để đạt kiểm định, thông tư năm 2017 quy định điểm đánh giá của các tiêu chí 3, 4, 5, 7 (nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên; chương trình, giáo trình; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và thư viện; giám sát, đánh giá chất lượng) phải đạt từ 80% điểm chuẩn của từng tiêu chí trở lên.Trong khi đó, quy định mới ở các tiêu chí tương tự (cấu trúc và nội dung của chương trình đào tạo, giáo trình; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức, người lao động; cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và học liệu; giám sát, đánh giá chất lượng) thì điểm đạt là từ 75% trở lên.Như vậy, có thể nói việc kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp đã có một số điều chỉnh nhằm tập trung hơn vào các tiêu chí, tiêu chuẩn thực sự quan trọng và cần thiết, phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn tại các trường nghề hiện nay.
Các phương pháp điều trị sụp mí mắt cho trẻ em an toàn, hiệu quả
Ngày 27.1, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) phối hợp các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuần tra xử lý vi phạm nồng độ cồn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông dịp cận tết.Trước đó, đêm 26.1 và rạng sáng 27.1, tổ công tác Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đã xử lý 11 trường hợp tài xế vi phạm nồng độ cồn kịch khung.Cụ thể, lúc 20 giờ 50 ngày 26.1, tại đường Đỗ Xuân Hợp (Phước Long B), tổ công tác phát hiện người đàn ông có dấu hiệu say xỉn chạy xe máy loạng choạng nên tiến hành dừng xe kiểm tra.Qua kiểm tra, người này vi phạm nồng độ cồn ở mức 1,161 mg/L khí thở. Người đàn ông cho hay bản thân hiểu rõ luật giao thông nhưng vì nghĩ nhậu tất niên gần nhà nên đã tự chạy xe về.Đến khoảng 21 giờ 15 cùng ngày, tổ công tác tiếp tục dừng xe máy người ông H.T trên đường Tây Hoà (P.Phước Long A), phát hiện người này vi phạm nồng độ cồn 0,636 mg/L khí thở. Ông T. cho hay đã sử dụng nhiều bia tại tiệc tất niên.Đến rạng sáng 27.1, tổ công tác đã phát hiện, lập biên bản 11 trường hợp tài xế xe máy vi phạm nồng độ cồn kịch khung (vượt quá 0,4 mg/L khí thở) và nhiều trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức 1 (chưa vượt quá 0,25 mg/L khí thở) và mức 2 (vượt quá 0,25 đến 0,4 mg/L khí thở).Theo quy định, vi phạm nồng độ cồn mức 1, tài xế xe máy bị phạt 2 - 3 triệu đồng, trừ 4 điểm giấy phép lái xe; mức 2, tài xế xe máy bị phạt 6 - 8 triệu đồng, trừ 10 điểm giấy phép lái xe và mức kịch khung, tài xế xe máy bị phạt 8 - 10 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Hôm 20.1, Công an TP.Thủ Đức (TP.HCM) khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Thế Thắng (42 tuổi, ở Q.Tân Phú) để điều tra về hành vi chống người thi hành công vụ. Thắng được xác định là người không chấp hành lệnh đo nồng độ cồn và tấn công, gây thương tích cho một chiến sĩ Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức.Theo điều tra, khoảng 21 giờ 30 ngày 11.1, Thắng chạy xe máy trên đường 5A hướng về đường số 8 (P.Long Bình, TP.Thủ Đức) trong tình trạng say xỉn, không tỉnh táo.Cùng lúc, Đội CSGT - trật tự Công an TP.Thủ Đức đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra lưu động, khi đến trước địa chỉ nói trên thì phát hiện Thắng loạng choạng, gây nguy hiểm cho người đi đường nên ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.Tuy nhiên, Thắng không chấp hành việc kiểm tra nồng độ cồn của lực lượng chức năng, còn có hành vi tấn công, gây thương tích đối với CSGT.Tổ công tác cùng người dân khống chế Thắng và báo Công an P.Long Bình đến hỗ trợ đưa Thắng về trụ sở để làm rõ.Tại cơ quan công an, bước đầu Thắng khai nhận hành vi phạm tội như trên. Vụ việc sau đó được bàn giao Công an TP.Thủ Đức xử lý theo thẩm quyền.
Lần thứ 2 tổ chức vòng loại Đông Nam Bộ giải bóng đá Thanh Niên sinh viên Việt Nam lần III - 2025 cúp THACO (TNSV THACO cup 2025) diễn ra trùng với sự ra mắt của huyện Long Đất mới.Sân Bàu Thành, được đánh giá là sân bóng đẹp hàng đầu ở giải TNSV THACO cup 2025, đã đón chào 6 đội bóng gồm các Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu, Trường ĐH Bình Dương, Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai, Trường ĐH Lạc Hồng cùng 2 tân binh trường CĐ Công nghệ và Quản trị Sonadezi và CĐ Công nghệ quốc tế Lilama 2. Phó chủ tịch huyện Long Đất, ông Lê Hữu Hiền khẳng định: "Đây là một trong những niềm vinh dự của phong trào TDTT huyện Long Đất nói chung và các xã thị trấn trên địa bàn huyện Long Đất nói riêng. Sắp tới đây chúng tôi sẽ còn nhiều hoạt động mang tính phong trào. Hy vọng Báo Thanh Niên sẽ tiếp tục đồng hành cùng huyện Long Đất tổ chức nhiều hoạt động hơn nữa, tạo không khí sôi nổi và phong trào hoạt động TDTT của huyện chúng tôi ngày càng đi lên".Ngày mở màn vòng loại Đông Nam bộ đã chứng kiến cơn mưa bàn thắng, với 14 pha lập công trong 2 trận đầu tiên, trong đó Trường ĐH Bà Rịa - Vũng Tàu đánh bại Trường ĐH Bình Dương với tỷ số 3-1, còn Trường ĐH Công nghệ Đồng Nai thắng đậm Trườg ĐH Lạc Hồng với tỷ số 3-1.Nhà báo Lâm Hiếu Dũng, Phó tổng biên tập Báo Thanh Niên chia sẻ: "Vòng loại khu vực Đông Nam bộ tổ chức tại địa chỉ quen thuộc sân Bàu Thành thuộc huyện Long Đất là sự kiện thể thao đầy ý nghĩa, không chỉ là nơi giao lưu học hỏi mà còn là dịp để các bạn sinh viên thể hiện tài năng, sức trẻ và tinh thần thể thao của mình. Tôi tin rằng các đội bóng sẽ thi đấu hết mình, cống hiến các trận đấu hay và kịch tính theo tinh thần "Chơi đẹp, thắng đẹp, cổ vũ đẹp", giúp lan tỏa hình ảnh của giải TNSV THACO cup 2025 đến với khán giả và người hâm mộ".
Cổ phục Nhật mê hoặc khán giả trong phim cung đấu 'Tướng quân'
Những ngày giáp Tết, bầu không khí thêm phần náo nhiệt với những âm thanh sống động. Tiếng nhạc xuân rộn rã len lỏi qua từng con phố, tiếng rao hàng, tiếng người mua kẻ bán rôm rả trong phiên chợ Tết, tiếng xe cộ inh ỏi, tiếng cười đùa của con trẻ hòa cùng tiếng quân cờ gõ nhịp của bậc cao niên… Tất cả tạo nên một "bản giao hưởng" ngày Tết quen thuộc, trở thành mảng ký ức riêng trong lòng mỗi người.Hòa cùng nhịp sống những ngày cuối năm còn là tiếng tí tách của bếp lửa nấu bánh chưng, tiếng lách cách gói ghém từng món đồ Tết, tiếng ba mẹ dặn dò các con trở về nhà, tiếng "ting ting" báo hiệu các khoản lương, thưởng nồng hậu. Những thanh âm chân thực ấy đã được Viettel Money khéo léo tái hiện trong TVC "Thanh Âm Ngày Tết", mang đến cho người xem cảm giác gần gũi, ấm áp. Khai thác chất liệu đời thường, TVC Tết của Viettel Money ghi lại những khoảnh khắc sum vầy ngày cuối năm, mà ở đó người xem dễ dàng bắt gặp hình ảnh của chính gia đình mình: đó là nụ cười rạng rỡ của ông bà, ánh mắt háo hức của trẻ nhỏ, hình ảnh cha mẹ chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên, ông bà lì xì con cháu, hay những đứa trẻ cùng nhau đùa nghịch. Chính những âm thanh đời thường, mộc mạc ấy đã tạo nên nét đặc trưng của Tết trong ký ức mỗi người, lưu giữ những kỷ niệm ấm áp khi cả nhà cùng đón xuân mới.Với nhịp điệu rộn ràng, góc máy ấn tượng, TVC khéo léo nhắc nhớ về tầm quan trọng của hai chữ "đoàn viên". Dù cuộc sống hiện đại có xô bồ bận rộn, khiến ta đôi lúc thờ ơ với những điều thân quen, nhưng chính nhờ thanh âm ngày Tết, cảm xúc đoàn viên như vỡ òa. Những âm thanh ấy thôi thúc mỗi người tạm gác âu lo, nhanh chóng trở về bên gia đình, cùng gửi trao niềm tin và hy vọng về một năm mới an lành, thịnh vượng.Nếu như trước đây, Tết chỉ xoay quanh hương trầm thoang thoảng, tiếng nói cười rộn ràng, thì ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ, Tết đã khoác lên mình diện mạo mới. Người trẻ lẫn bậc trung niên đều đã quen với những tiện ích hiện đại, từ thanh toán thiết yếu, đặt vé xe, cho đến việc chuyển tiền cho con cháu qua điện thoại. Giữa những thanh âm truyền thống, tiếng "ting ting" báo giao dịch thành công trên các ứng dụng tài chính số dần trở nên quen thuộc, gần gũi hơn với mỗi người, khơi dậy niềm tin về một tương lai hiện đại hơn, sung túc hơn cho mọi nhà.Ngay từ những ngày đầu, Viettel Money đã là đơn vị tiên phong, đồng hành cùng Chính phủ trên hành trình phổ cập thanh toán không tiền mặt. Chỉ sau 2 năm triển khai, Viettel Money với Mobile Money, đã thành công đưa thanh toán số đến gần hơn với người dân khắp mọi miền đất nước. Các giao dịch tài chính số trên Viettel Money đã được lan tỏa từ thành thị đến nông thôn, cả những vùng miền núi, hải đảo xa xôi, giúp người dân tiếp cận phương thức thanh toán hiện đại chỉ với một chiếc điện thoại, nâng cao chất lượng cuộc sống và mở ra không ít cơ hội phát triển. Những năm gần đây, Viettel Money tiếp tục khẳng định vai trò chủ lực trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, với việc đẩy mạnh phổ cập tài chính số với các dịch vụ như đầu tư, tích lũy, tiết kiệm, bảo hiểm…, đáp ứng đa dạng nhu cầu người dùng.Khởi động năm 2025 với chiến dịch Thần tài chính với điểm nhấn là TVC "Thanh âm ngày Tết", Viettel Money gửi gắm thông điệp tôn vinh giá trị tình thân và sự đoàn viên trong ngày xuân, đồng thời mở ra niềm hy vọng về một tương lai thịnh vượng hơn, sôi động hơn cho mọi thế hệ người Việt. Cùng với đó, chiến dịch còn có các chương trình khuyến mãi Combo Tiền Tỵ với tổng giá trị ưu đãi lên đến hàng tỷ đồng. Các Combo Tiền Tỵ bao gồm Tỵ Phát Tài (hỗ trợ tích lũy tài sản), Tỵ Sum Vầy (kết nối gia đình qua dịch vụ di chuyển, du lịch), Tỵ "No" Lo (hỗ trợ tài chính linh hoạt) và Tỵ Rộn Ràng (ưu đãi viễn thông, dịch vụ tích hợp) đáp ứng mọi nhu cầu thiết yếu của người dân dịp Tết này.Không chỉ dừng lại ở các chương trình ưu đãi, Viettel Money còn mang tài lộc và thịnh vượng tới mọi nhà với thử thách "Truy tìm Thần Tài Chính", kết hợp cùng KOL/KOC (người nổi tiếng) sản xuất nội dung sáng tạo, giới thiệu các dịch vụ tài chính trên Viettel Money. Người tham gia chỉ cần nhấn vào link dịch vụ được chia sẻ để có cơ hội nhận phần quà hấp dẫn, đồng thời khám phá các giải pháp tài chính tiện lợi cho năm mới. Bên cạnh đó, hành trình thiện nguyện "Chuyến share hy vọng" đến những vùng sâu vùng xa, Viettel Money mang những phần quà có giá trị, chung tay thắp lên hy vọng về cuộc sống mới, no ấm và đủ đầy hơn về mặt tài chính cho tất cả mọi người. Không chỉ tiên phong trong chuyển đổi số, Viettel Money còn nỗ lực đóng góp cho cộng đồng, lan tỏa giá trị nhân văn sâu sắc.Hãy cùng Viettel Money hòa mình vào "Thanh âm ngày Tết" và tận hưởng một mùa Tết đoàn viên ấm cúng, đủ đầy và ngập tràn yêu thương, tiếp thêm động lực cho hành trình mới thêm sung túc và thịnh vượng.